Tuesday, November 5, 2019

Đổ Xi Măng


Cứ đến mùa Thu khi lớp sương mù xuống thấp, lá vàng rơi lả tả, hơi lạnh đầu tràn lên là lúc Chú Bé Mặt Trời lười biếng thức giấc, ởm ờ đùa cợt nhân gian, hay chú ẩn mình cho thi nhân có thời giờ pha ấm trà, ngồi phì phà điếu thuốc nhìn sương mù lãng đãng để mà thơ với thẩn (Điều này chắc phải hỏi thi nhân Đường Hào và Phạm Tịnh Thư cho chắc!) Và hình như ... cứ sắp đến Đại Hội là lúc mà BHD Miền Thiện Minh lại "trúng thầu" đổ xi măng để có tiền chi phí. Cũng hay, đã bao nhiêu lần như thế xảy ra.
Năm nay, khách hàng không ai xa lạ, đó là anh Tâm Thể, bác gia trưởng Chánh Hòa mới tậu mái nhà mới, sẵn dịp làm đẹp luôn vườn tược. Nghiệt một điều là ở xa, mãi tận Sacto, đi về vất vả đó chứ! Mà không sao, mấy kiện tướng đồng thanh hô "làm, làm tới" thế là anh em có một ngày làm việc cùng nhau.

Đang vo vòng tròn giấc ngủ, mới có 4:30 sáng là điện thoại và đồng hồ báo thức vang lên làm tắt tiếng ngáy không như Chú Bé Mặt Trời mơ màng kéo dài giấc ngủ vùng dậy vệ sinh cá nhân, pha ly cà phê, đốt "cây nhang" đầu tiên trong ngày, bỏ đồ nghề lên xe, gọi nhau thẳng tiến về phía Bắc. Từ Hayward anh Bồ, anh Xanh, anh Siêng (phụ huynh) đã sẵn sàng với con ngựa sắt mượt mà lăng bánh, trong lúc đó anh Thương (thân hữu) từ Fremont, một mình nhẹ nhàng lướt nhanh với tiếng hát của mấy cô ca sĩ đang vo ve làm cho đường xa trở thành gần.

Biết thân phận mình đã già, đường xa mắt mờ, anh trưởng ban chiều hôm trước đã cùng anh Vấn xách gói về tá túc một đêm tại tư gia "hiện tướng tí hon" ăn ít uống nhiều mà khỏi cần nói thì anh chị em ai cũng biết rồi. Anh như con chim đầu đàn của công việc, vừa nhanh vừa khéo. Đồng nghiệp có các anh Lợi, Xê và Thảo (thân hữu) tất cả 6 người cùng trên một xe từ Vallejo ì ạch cũng đến đúng lúc.

Trước sau 5-10 phút điểm hẹn đã tụ họp đông đủ anh em, chủ nhà niềm nở đón tiếp với bình trà đậm nóng và cà phê thơm ngon. Sắp xếp việc làm, đúng 7 giờ là bắt đầu, tiếng máy cưa pha trộn với tiếng va chạm của cào, cuốc, xên, xẻng ... không biết có đánh thức hàng xóm chăng. Chắc có, khi mà tiếng gầm gừ của "con cọp xi măng" nhả khói. Nếu ai đó chưa một lần thấy thì khó hình dung ra những huynh trưởng G.Đ.P.T. hằng tuần cầm còi ra hiệu lệnh sinh hoạt cho đàn em với đôi cánh tay nhuần nhuyễn lướt ngọt ngào trên khối lượng xi măng 23 yards, kể luôn bác gia trưởng. Làm việc không ngơi nghỉ, quên cả ăn trưa trong lúc chị Thục Anh (hiền thê của anh Tâm Thể) đã chuẩn bị nào là bánh ngọt, bánh mì, mì có ... con tôm, cơm nước đầy đủ kể cả "nước trà bọt".

Mãi đến gần 3 giờ chiều công việc tạm ổn để cùng nhau "đánh chéng" bên mấy chuyện vui trong sinh hoạt, trong đời thường ... Rà soát lại việc làm, dứt điểm và chia tay lúc 5 giờ chiều. Có những lần cùng nhau làm việc, biết đâu càng hiểu nhau hơn phải thế không anh em? Ra về, ai đó hát vui "Đương tuy xa, nhưng tình bao la", mà tiền không tha ... Vợ chồng anh Tâm Thể đã vui vẻ ủng hộ cho Đai Hội một ngàn năm trăm dollar ($1,500). Xin cùng nhau vỗ tay hoan hô.

A..à..a ... chúng ta cùng vui nhiều.


Sơ kết trại Truyền Thống GĐPT Miền Thiện Minh 12-13/10/2019


Để thực thi đề  án Phật sự của nhiệm kỳ thứ 12. Năm nay, ngày Truyền Thống được kết hợp tổ chức trong các ngày Trại  của các đơn vị miền bắc Cali. Đây là lần đầu tiên có sự điều động các sinh hoạt chung như thế. Tu viện Kim sơn nằm trên núi đồi Mount Madona, thuộc thành phố Watsonvill dang tay đón chào trên 60 em đoàn sinh và 25 Huynh trưởng thuộc Miền Thiện Minh về dưới sự bảo bọc của quý sư ông ThíchTịnh Từ, sư ông Thích Tịnh Diệu, đại chúng Tu viện Kim Sơn và Thượng tọa Thích Tự Lực, cố vấn giáo hạnh Miền.

Ráo riết trong hai tuần lễ, phương án tổ chức được các anh chị trong ban Quản trại bàn thảo, phân công từ việc nhỏ cho đến lễ lược, trò chơi, thi đua và sinh hoạt văn nghệ.
Nắng ấm trong hai ngày trại là một trợ duyên lớn cho sự thành công- lều trại, cổng trại được anh trại phó điều động thực hiện trong vòng 1 giờ 30 phút, để cho kịp lễ khai mạc lúc 11:30am trong lúc đó các em được sinh hoạt chung, phân chia các toán thi đua chuẩn bị cho buổi chiều cũng khá lâu, các em và các anh chị trưởng được sư ông viện chủ hướng dẫn ăn cơm trong chánh niệm.  Tiếp sau đó là buổi lễ quy y cho các em đoàn sinh thuộc đơn vị Anoma. 

Từ sau giờ ăn trưa các em tập trung tại trai đường để thi đua thủ công và hội họa.  Đến
15:30 cùng ngày, lễ tưởng niệm ân sư Thích Thiện Minh, cùng với chư thầy tổ chư thánh tử đạo, chư anh linh hương linh quá cố đã được long trọng tổ chức tại chánh điện tu viện dưới sự chứng minh của thương tọa cố vấn giáo hạnh cúng quý chư tôn đức tại tu viện, cùng tham dự trong buổi lễ có anh liên đoàn trưởng liên đoàn Huệ Năng và các anh chị trong hai đoàn Tâm Chánh và.........., mà từ sáng sớm đã về đất trại để cùng với ban hướng dẫn miền chuẩn bị cho lễ Truyền thống, cùng cầu nguyện và tưởng niệm có cả phụ huynh đoàn sinh. Đây là một người kể cả các em đoàn sinh bày tỏ một sự tôn kính trang nghiêm.

Dịp này thương tọa cố vấn giáo hạnh đã có những lời dạy thâm tình và kính ngưỡng đến anh chị em trong miền. Học lấy những đức tính hy sinh lòng dũng cảm và ý chí bất khuất để xây dựng và bảo vệ ngôi nhà chánh pháp cả Hòa thượng ân sư.

Qua buổi lể anh chị em GĐPT cũng như phụ huynh cảm nhận được tình đạo tình lam thắm thiết, thầy cầu nguyện cho tổ chức GĐPT luôn được bền vững để góp phần đào tạo thế hệ tương lai của Phật giáo. Sau buổi lễ tưỡng niệm, dưới sự hướng dẫn của Đại đức Thích Quảng Trí, các em được biết thêm về ngôi già lam Kim sơn và công trình xây dựng trong suốt bao nhiêu năm qua....

Khi chú mặt trời vẫy tay chào một ngày đã qua là lúc các anh chị em quây quần bên anh
đèn trong chánh điện để cùng ca hát tâm tình kể chuyện, nhất là giọng hát ngọt ngào của 1 em oanh vũ nữ Anoma và chuyện kể về Tu Viện của Thầy Quảng Trí đã để lại những dấu ấn trong lòng người tham dự đêm họp vui quanh đèn.  Khởi đầu của ngày thứ hai là tiếng niệm Phật cùng với Sư Ông Thích Tịnh Diệu và câu chuyện Phật Pháp của Thầy.  Sau buổi ăn sáng Thầy đã hướng dẫn tất cả thiền hành.  Tiếng chim hót dưới ánh sáng ban mai hiền hòa bước chân anh chị em dạo quanh tu viện trong hơi thở chánh niệm.  Phần chính của thi đua và trò chơi lớn diễn ra sau giờ thiền hành.  Các em được nghỉ ngơi để sau đó cùng với quý sư Ông và Sư Cô Sư Chú trong tu viện dùng buổi trưa trong chánh niệm.  Ban quảng trại 1 lần nữa đảnh lễ và tri ân sư ông viện trưởng và quý sư cô sư chú đã thương yêu, đùm bọc tổ chức GĐPT Miền Thiện Minh.  Tạo điều kiện cho anh chị em về tu viện cắm trại, tổ chức lễ lược, với sự chăm lo các bữa ăn của phụ huynh Chánh Hòa và Anoma.  Phần thưởng cho các bộ môn thi và phần thưởng giải khuyến học do ban hướng dẫn trung ương được trao đến các đoàn sinh xuất sắc của miền.

Sau lần sách tấn của ban hướng dẫn miền là dây thân ái , kết thúc kỳ trại truyền thống trong niềm vui được sống bên nhau dưới tu viện trong 2 ngày.  Xin chân thành tri ân và cảm ơn cái anh chị huynh trưởng , phụ huynh và các em đoàn sinh đã cùng góp tay cho sự thành công của ngày trại truyền thống 2019.

Tâm Nhuần – Trần Văn Nhuận



Về thăm đơn vị Trúc Lâm


Chớm thu, trời bay bay mưa,

Rừng sau thiền viện, vàng thưa đi nhiều...

Thiền Viện Trúc Lâm Minh Chánh nằm khuất bên vệ đường thứ 192, phía phải hay trái tuỳ hướng người từ đâu đến, nếu chưa quen khó mà nhận ra. Tôi đã lui tới nơi đây vài lần, nhưng lúc sơ ý vẫn bị lạc, (lạc đường không phải lạc lỏng) chạy xe qua rồi mới biết mình vừa bỏ lại hai con sư tử đá gác cánh cổng sắt thiền viện sau lưng. Đến thăm chốn già lam mà cái tâm vẫn còn lăng xăng hỏi sao không lạc lối.

Nhưng hôm nay có khác. Hôm nay trên xe có anh Tâm Đẳng Phạm văn Bình, tham vấn ban hướng dẫn gdpt miền Thiện Minh, tuổi chín hai mà tinh thần minh mẫn như... tôi (thời xa xưa của hơn bốn mươi năm trước lúc vừa qua hai chín). Nói dong dài để thấy lần này đến thiền viện, tôi không thể nào lạc đường! Bởi tâm của tôi và anh Tâm Đẳng không khác nhau, đều chỉ có một niệm duy nhất là đến thiền viện Trúc Lâm Minh Chánh của Renton, Washington. Nếu chỉ của tôi và anh mà còn chưa đủ năng lực, không unh, “no count”, thì còn thêm tâm của Thượng Tọa Thích Từ Lực, thầy cố vấn giáo hạnh ban hương dẫn gdpt! Thầy từ San Jose, California lên đây chỉ có một mục đích duy nhất: Vâng, hôm nay chúng tôi đến viếng chùa và thăm anh chị em của đơn vị GDPT Trúc Lâm. Vậy làm sao mà lạc được! Chưa hết, xe chúng tôi còn chạy sau xe của các anh chị Nguyên Tâm Nguyễn Trung Thành liên đoàn trưởng gdpt Trúc Lâm, Mỹ Nguyên Võ Song Minh Tâm thư ký của đơn vị, Quảng Ngân Trần Thanh Lâm đoàn trưởng ngành nam, và anh Nguyên Trí Phạm Tịnh Thư tham vấn. Một đoàn bốn, năm chiếc xe, đủ loại, đủ cở. SUV, VAN, xe con, xe bố đầy đủ. Riêng anh Nguyên Trí thì xách nguyên chiếc xe truck gồ ghề, trên có đầy đủ dụng cụ làm ăn dẫn đầu. Nói dại, một xe nào đó trong đoàn có lỡ lọt xuống sình vẫn không hề gì với những thứ anh Nguyên Trí có sẵn, chẳng cần phải gọi xe “thô” (tow truck) tốn tiền.

Quý anh chị sẽ hỏi “Chi mà phải đi bốn, năm xe?” Thưa rằng có, có chị Chi, Không Diệp Hoàng Lệ Chi đi trên chiếc VAN của Quảng Ngân. Ngoài chị còn có Quảng Hiền Nguyễn Xuân Vấn, chị Tổng Thư Ký Lệ Quang Đỗ Như Tiên và anh Trưởng Ban Hướng Dẫn GDPT Miền Thiện Minh Tâm Nhuần Nguyễn Văn Nhuận; bộ tứ này bay lên từ Bắc California bằng Southwest, “Hồ hởi phấn khởi” cùng tâm nguyện thăm viếng đơn vị Trúc Lâm mới ra đời!

Bốn anh chị này từ San Jose đến hôm qua, máy bay hạ cánh tầm gần trưa. Lúc đó, tôi, anh Tâm Đẳng và Mai (phu nhân tôi) đang ngồi uống trà với anh chị Nguyên Tâm, Mỹ Nguyên bàn unh chuyện đi đứng, giúp vui người phương xa thì điện thoại tay của Mỹ Nguyên reng. Chị xin lỗi, nghiêng tai, thầm thì chi đó, rồi bất thình lình vụt đứng lên, miệng nói lớn như quát “Cái gì?! Bốn trăm! Gì mà nhiều vậy! Còn lộn xộn giấy tờ nữa! Thôi, anh chị cứ chờ đó, em tới rước.” Thế là hai vợ chồng chủ nhà, hai chiếc xe, giao nhà cửa cho chúng tôi, phóng cái rẹt mất dạng. Còn lại ba người chúng tôi, trà nguội, chuyện tàn, tôi vớt vát, vô duyên pha trò:
- Anh chị này khéo tin người. Lầm thì có ngày về chẳng có nhà để vô. Anh Bình này, tỉ dụ bây giờ mình gọi một anh realtor, buôn bán nhà cửa, đến làm giấy bán ngôi nhà này được không?
- Ủa, dẫy chớ sao. Chuyện này đã có người làm rồi, chính anh biết rõ những người trong cuộc mà.

Ba chúng tôi cùng phì cười. Mai nhìn tôi, nói “Anh này! Nói chuyện gì đâu không à!” Nói xong, đứng dậy, vô bếp tm cái ấm nấu thêm nước. Trà châm tái hiến. Chúng tôi tiếp tục đối ẩm, say sưa như đang trên Tiền Đường thưởng thức trà Long Tỉnh xứ Hàn Châu. Chừng ăn xong phần bánh trung thu, uống cạn bình trà tàu thì vợ chồng chủ nhà và bốn anh chị Cali có mặt. Tôi giới thiệu bốn anh chị với Mai. Mọi người gặp gỡ, chào hỏi, xong cùng ngồi xuống ghế salon thưởng thức bánh mè xửng Lệ Quang mang theo. Không nhớ ai đó hỏi bánh thế nào? “Bánh mè Huế cứng, ngọt gắt. Bánh Tiều Châu mềm, lạt hơn”, tôi so sánh. “Cám ơn Lệ Quang nhiều lắm. Đi thăm anh chị em có cả quà cáp. Rất ý nghĩa. Lạnh này mà uống trà ăn mè xửng thì có gì bằng.”

Lần sau cùng tôi gặp quý anh chị này cách đây chừng hai năm trong dịp ngày hội thảo tại trung tâm sinh hoạt gdpt Thích Quảng Đức SanBernadino. Hôm nay gặp lại, dung mạo cả bốn không khác mấy, chỉ thấy vui tươi và phấn chấn hơn trước dù mới vừa đáp xuống ...đất. Tôi để ý thấy Vấn hơi ốm một u (ốm kinh niên), Tâm Nhuần già một chút (có lẽ vì tóc anh dài), chị Chi rất ấm áp; chị khoe “Chị lần này đem theo đủ đồ ấm”, vừa nói tay vừa mân mê cái khăn quàn cổ rất fashion. Riêng Như Tiên rất linh hoạt, mau mắn như một chị quản trò, nói tới đâu làm tới đó. Vừa có người nhắc đến anh Quảng Quý, Như Tiên bấm ngay điện thoại FaceTime cho mọi người trò chuyện. Tôi nói thầm “Đúng lúc chúng ta cần những người năng động”. 

Bên ngoài trời mây xám, thời tiết hôm nay sẽ có chút mưa bay. Phòng khách nhà Thành Tâm nhìn ra sân sau cỏ xanh mượt mà, trên deck có mấy chậu bông tươi và hai chậu ớt chín, lấp ló sau một chiếc ghế gỗ đỏ chói. Tôi đề nghị kéo ra đó chụp vài tấm hình kỷ niệm trước khi bụng làm reo. Lệ Quang dãy nãy “Chụp bằng máy em nè. Máy anh không tốt hơn đâu!” Chụp hình thôi mà cũng vui nhộn như trẻ con!

“Xong chưa? Nhìn đây! Cười lên! Chụp nha! 1, 2, 3!”…

Hôm qua, Thành sắp xếp trước với tôi: “Khi phái đoàn về nhà em, mình đến quán ăn Saigon Soul trên đường 166 đãi quý anh chị vài món mùi vị địa phương mình (Kent) lót lòng. Xong, sẽ đi thăm đơn vị Vạnh Hạnh, gặp chị Trí Hải Ngô Thị Quỳnh Lâm của miền Khuông Việt.” Riêng tôi, sẽ từ đó đi rước thầy lúc 6:00, rồi gặp nhau lại tại nhà anh Nguyên Trí. Lẽ ra thầy đi cùng chuyến bay, nhưng nghe đâu phút chót phải đi trễ vì có chút Phật sự. Tính thì như vậy nhưng thực tế lại không như ý. Anh Tâm Nhuần chưa xong tô bún măng đã nhanh nhảu tới quầy trả tiền, trong lúc tôi chậm rãi chờ mọi người thưởng thức món ăn. Cám ơn anh trưởng ban đã hào phóng đãi phần cơm trưa cho mọi người. Lẽ ra đây là cơ hội để chúng tôi biểu lộ sự hiếu khách, lâu lâu mới có được dịp tiếp đãi và lo lắng cho anh chị phương xa. Chị Chi cũng đồng tnh: “Nhuận ơi, em không nên làm vậy.” Chị chỉ vào phần ăn lở dở phân bua “Chị ăn không nhiều, tiệm nấu ăn được, ngon, có thể hơn Cali.”

Đã vững bụng, chúng tôi kéo nhau về hướng Seattle, theo chương trình đã dự unh. Chùa Vạn Hạnh mới chưa xây xong (chùa cũ trên đường MLKing JR) nằm trong một khu phố đông đúc, chánh điện và nhiều khâu kiến trúc vẫn còn đang được tiếp tục thực hiện. Dù nhìn bên ngoài đã thấy khang trang nhưng mọi hoạt động của chùa cũng như GĐPT đều chỉ diễn ra tại Chánh điện trong ngôi nhà cũ, chật hẹp. Tại đây, chúng tôi sau khi lễ Phật được sư bà Giác Hương và huynh trưởng Trí Hải tiếp chuyện vui vẻ bên bàn trái cây và nước lọc. Sư bà đã lớn tuổi nhưng trí nhớ còn khá chính
xác, ngoài việc nhận ra tên mấy anh chị đã gặp trước đây, sư bà còn nhớ nhiều dữ kiện xảy ra sau nhiều năm tháng qua. Chị Quỳnh Lâm vẫn vậy, vui vẻ, ân cần làm tôi nhớ lại những năm chị còn sinh hoạt trong miền Thiện Minh, nhỏ nhẹ, vui tươi.

Trước khi ra về, chị giới thiệu chúng tôi với mấy em đang sắp hàng trước sân chùa. Anh Tâm Nhuần đại diện chúng tôi phát biểu vài câu tâm tnh. Ai đó bắt bài hát quen thuộc dưới cái nắng lạnh của tháng chín se se. “Ta đoàn Áo Lam tiến bước lên đường...”

Lúc chúng tôi, Thầy Từ Lực, Mai và tôi, đến nhà anh Thư mọi người đã tề tựu đông đủ, thức ăn, hoa quả đã dâng lên bàn Phật và nơi có di ảnh chị Nguyên Nhung. Hôm nay là ngày giỗ chị. Cũng dưới mái nhà này, cũng hầu hết những người có mặt hôm nay chỉ thiếu vắng chị nên buồn tẻ và mất mát bủa vây dù không ai nhắc đến. Buổi lễ ngắn, gọn nhưng đạo vị và thâm tnh. Giọng thầy Từ Lực trầm ấm, nhè nhẹ thấm lòng. Tôi luôn bị lôi cuốn bởi tiếng tụng kinh của quý thầy giọng Huế, nó trầm buồn, xa xăm. Mỗi lần nghe quý thầy tụng, tôi nhớ đến Má tôi lúc còn sanh tiền những lần cùng người đi lễ chùa. Mới đó mà đã chục năm qua. Lễ xong, vừa đúng bữa ăn tối. Trong buổi ăn, chúng tôi cùng Thầy tranh thủ thời giờ bàn chuyện ngày mai sẽ viếng thiền viện, thăm thầy Trú trì và các em đơn vị Trúc Lâm. Đặc biệt, trong thảo luận Thầy có đưa ra phần ưu ái cho Như Tiên vì đây là chuyến đi đầu tiên của chị tổng thư ký lên miền Tây Bắc. Quảng Ngân xung phong đưa chị và bất cứ ai muốn đi thăm Seattle Public Market (my favor- ite spot) sáng hôm sau. Nhưng rất tiếc vào giờ phút cuối, chương trình này không thực hiện được vì chúng tôi phải tháp tùng Thầy đến vấn an hoà thượng Nguyên An tại chùa Cổ Lâm, và phải trở lại nhà Thành Tâm ăn trưa trước khi đến thiên viện kịp chương trình dự unh.

Chín giờ sáng, mưa bay lất phất, sân chùa Cổ Lâm đã đông nghịt xe, Thành phải ngừng xe nơi bãi đậu bên kia đường. Còn nhớ Thượng tọa Từ Lực hai năm trước, trong dịp thăm trại Lam Viên đã hướng dẫn chúng tôi, ngoài trừ Như Tiên, đến chùa Cổ Lâm vấn an hoà thượng viện chủ. Ngài không thay đổi mấy, ngoài dấu uch thời gian ẩn hiện qua dáng đi và nụ cười. Nghe đâu hoà thượng gần đây cũng có chút vấn đề về sức khỏe. Từ ngôi nhà cũ, ngài hướng dẫn chúng tôi đến lễ Phật tại Chánh điện, giới thiệu chúng tôi với quý cô bác đang dự khoá tu. Trước tôn tượng, chúng tôi cùng hoà thượng chụp vài kiểu hình kỷ niệm với hy vọng níu lại một chút khoảnh khắc thời gian của hôm nay dù biết rằng nước dưới cầu có bao giờ ngừng trôi. Trái lại, dòng lưu thủy chảy qua mau hơn tôi tưởng: mới đó mà đã đến giờ hẹn. Theo chương trình ấn định, chúng tôi tạm biệt hoà thượng lên xe trực chỉ nhà … Thành Tâm, cách đây độ hơn nửa giờ xe.

Bây giờ nói tiếp về đoàn xe của phái đoàn từ nhà anh chị Thành Tâm này đến thiền viện Trúc Lâm Minh Chánh. Xe tôi vừa ngừng thì các xe kia cũng đã có mặt trong khuôn viên thiền viện. Tôi hướng dẫn mọi người vào Chánh điện, ở đó các em của Trúc Lâm đã tề tựu đông đủ cho buổi lễ Phật hàng tuần. Trong lúc thượng tọa Từ Lực trò chuyện với đại đức Mình Đức trong phòng tổ, Nguyên
Tâm giới thiệu những anh chị đến từ San Jose, những anh trong ban cố vấn miền Thiện Mình, đặc biệt hôm nay còn có sư hiện diện của chị Quỳnh Lâm miền Khuông Việt, quý anh chị ban huynh trưởng đơn vị Vạn Hạnh, Cổ Lâm, Liên Hoa. Ngoài ra một số lớn quý phụ huynh, và nhất là những cô bác có cảm tnh với anh chị em Trúc Lâm; như cô Diệu Châu...Thật là tuyệt vời, một cuộc họp mặt đông vui và quý hiếm. Trong dịp này, anh trưởng ban hướng dẫn đã theo lời mời, có vài lời tâm sự cùng anh chị em. Anh nói “Thật hạnh phúc được có mặt hôm nay, nhìn thấy đông đủ các em vui vẻ trong ngày sinh hoạt là một niềm vui lớn...”

Sau phần giới thiệu anh chị em trong tổ chức gdpt, toàn thể đại chúng có mặt trong chính điện đã trang nghiêm cùng đón chào nhị vị tôn túc. Đại Đức trù tri đã hoan nghênh chào đón và vui vẻ giới thiệu Thượng Toạ với đại chúng. Với giọng trầm ấm, rõ ràng
trong âm ngữ Việt cũng như Anh, Thượng Toạ đã khen ngợi cảnh trí khuôn viên thiền viện, mến mộ unh hiền hoà, bao dung mà Đại Đức đã dành cho các anh chị em đơn vị sanh sau, đẻ muộn Trúc Lâm, và sau cùng, bằng trìu mến Thầy đã tâm tnh cùng các anh chị em, Thầy đã khen ngợi và khuyến khích “Be proud of yourself, of the color of your uniform...” Lời Thầy ngắn ngủi nhưng khó quên. Trong đời sinh hoạt của tôi, từ lúc ngây ngô ở độ tuổi chưa vào “teen “ cho đến bây giờ đã bước qua ngưỡng “thất thập” màu khói sương mỏng manh của chiếc áo lam đã làm tôi thương mến, trân quý và hãnh diện. Tôi liếc mắt nhìn thấy Julie, con gái tôi, bây giờ là một chị trưởng, đang ở cuối hàng, trầm tư, chăm chú lắng nghe từng lời pháp nhủ, trong lúc Cameron và Mason, hai thằng cháu ngoại dễ thương trong màu áo lam hồn nhiên như đang dọ dẫm từng bước đi vào con lộ tỉnh thức mà tôi còn lần mò hơn nửa đời người.

Bên ngoài trời mưa bay bay. Mưa tháng chín, lung linh nhè nhẹ trên lớp áo nâu khi Thầy ra xe dưới rừng trúc đen rậm rạp. Thầy và quý anh chị khách phương xa sẽ về nhà anh chị Thành Tâm. Và , chiều nay, sau bài Giây Thân Ái, giờ sinh hoạt cuối tuần, chúng tôi sẽ gặp lại tại đó để trao đổi, hứa hẹn, và... chia tay.

Tôi đã đến nhà anh chị này vài lần. Căn phòng không lớn hơn ba mươi thước vuông, nối dài với phòng ăn lúc nào cũng bỏ trống là nơi dành cho những sinh hoạt hội họp của gdpt. Không quá lớn để bị loãng. Không quá nhỏ để phải lấn chen, ngột ngạt. Căn phòng hôm nay ấm áp, vừa đủ cho từng ấy người. Một chiếc bàn gỗ nâu, đặt ở đầu nhìn ra cửa sổ, trang điểm với một cành lan rừng bông trắng, một chiếc bồ đoàn. Ở đó, bên ly trà bốc khói, Thầy ngồi lặng lẽ đưa mắt nhìn quanh. 
Khách, chủ có hơn hai mươi vị. Gương mặt người nào cũng tươi tắn, rạng rỡ sáng ngời như một gia đình mới được dịp đoàn tụ sau biến cố. Trong số những anh chị em huynh trưởng của đơn vị Trúc Lâm, những anh chị em vẫn còn đang trong tâm thái e dè, ngại ngùng cho lần gặp gỡ đầu tiên, tôi nhận ra được vài người; như: Bình, Ngọc, Vinh. Hương, Thuận, Tuyến, Julie, Hạnh, Đào và những em mà tên của họ tôi không nhớ rõ phải nhờ đến sự giúp đỡ của Minh Tâm. Không khí thật là vui, ấm cúng và thiền vị. Mọi người tuần tự giới thiệu về mình xen vào một cảm tưởng vui vui, ngộ nghĩnh. Tiếng cười, câu hát tnh thân, lòng mở rộng. Cho đến khi Thầy xúc động nhắc đến một câu chuyện xưa, thời người còn khoác lên mình chiếc áo lam tuổi nhỏ, rách vai. Một người chị trưởng đã vá lại cho Thầy để từ đó tnh lam theo mãi trong người cho đến hôm nay dù chiếc áo nâu đã mặc lên mình vẫn không sao quên được chuyện cũ. Tôi đang vui bổng chùng xuống theo tâm tư mọi người trong phòng, rồi nuối tiếc (cả hai, cái không khí và nồi bún thơm ngào ngạt), không thể nán lại lâu hơn, xin phép ra về. Biết rằng ngày mai, Thầy, chị Không Diệp, Lệ Quang, anh Tâm Nhuần, và Quảng Hiền sẽ bay về lại trú xứ, trả lại tôi và các em Trúc Lâm với trời thu của Tây Bắc mưa lạnh trên đồi. Chúc người đi bình an. Chúc người ở lại an bình với sinh hoạt thường ngày cùng các em, và tnh lam trên chiếc áo đã khoác.

Hẹn gặp lại một ngày thật gần. 
Thị Hưng Đường Hào
Tháng 10, 2019
 

 


Friday, October 13, 2017

Vòng Quanh Khóa Hội Thảo

Ba mươi ngàn bộ trên cao
Đám mây phía trước bay ào ra sau
Cuối chân trời nắng đỏ au
Rừng phong giờ chắc ngã màu sang thu?

Nếu tôi là nhà thơ, tôi sẽ viết về tháng chín. Tháng chín, mùa thu. Tháng chín với những cơn mưa bay ướt dầm đường phố. Tôi sẽ viết về những cơn gió giận hờn và bước chân lao xao trên đám lá phong vàng trong công viên vắng. Tôi thích viết về tháng chín của thời cắp sách. Viết về những chuyến hải hành buồn hiu, lặng lẽ trên biển đêm thời tôi còn làm lính. Trữ tình hết biết. Rất tiếc!

Những suy tư thơ thẩn về thu, về tháng chín dịu dàng trong tôi đột ngột biến mất ngay khi bước chân ra khỏi đôi cánh cửa khu “khách đến” của phi trường Ontario. Cái ba lô du lịch bụi, gần như trống rỗng, tự dưng trở thành nng và cồng kềnh trên lưng. Thực tế, Huynh Trưởng (Htr) Nguyên Trí và tôi đang đứng ở phía ngoài phi trường chờ Quảng Thịnh-Nguyễn Phú Quốc, trong Ban Chuyển Vận đến đưa về Khoá Hội Thảo do Ban Hướng Dẫn Trung Ương Hoa Kỳ tổ chức tại Trung Tâm Sinh Hoạt Thích Quảng Đức, San Bernardino. Nóng. Rất nóng. Nhiệt độ này làm cho  người đến từ Tây Bắc Mỹ như tôi bất chợt ái ngại: “Sao người ta có thể tồn tại đầy hạnh phúc ở một nơi như thế này?”.

Đọc tới đây, nhiều Anh Chị sẽ khuyên đã đến đây rồi thôi thì viết về Khoá Hội Thảo. Xin thưa điều đó lại làm tôi bâng khuâng, bối rối, e dè vì đã khá lâu rồi tôi đã bị những chướng duyên nội tại làm xao lãng và gần như tách tôi rời với đoàn thể GĐPT. Tôi không biết phải mang theo những gì trong hành trang và bị mù mờ trong việc sửa soạn cho “hội thảo”. Tôi đã, như bao lần xảy ra, tự đóng cánh cửa tình cảm liên hệ với quý anh chị em, những người mà tôi tin lúc nào cũng nghĩ đến và nhớ về tôi. May mắn thay điều mà tôi cho là “Sách động” của anh Nguyên Trí - Phạm Tịnh Thư đã giúp tôi quyết định đi về Trung Tâm Sinh Hoạt Thích Quảng Đức, một quyết định mà cho tới lúc viết ra “Vòng Quanh Khoá Hội Thảo” này tôi rất bằng lòng, cho là một quyết định đúng đắn.

Nhiều anh đã lớn tuổi”, Nguyên Trí bắt đầu thê thảm hoá: “Lần này đi gặp lại họ cho vui. Biết đâu...”.

Câu nói bỏ lửng, bàn bạc lý vô thường đó đã thúc đẩy tôi lấy vé về phi trường Ontario, mt cái tên nghe lạ hoắc và rất đỗi Canada. “Làm mình cứ ngỡ đi lạc qua nhà anh láng giềng”. Thật đúng là vậy. Trong đầu tôi, Khoá Hội Thảo sẽ mang lại cho tôi những gì mình mất mác trong thời gian nhịp cầu đưa tôi đi qua với anh chị em tôi bị đong đưa.  i về đây vì đã lâu lắm rồi chưa gặp lại Anh em Bc Cali của Miền Thiện Minh. Tôi sợ họ đã quên tôi cũng như tôi đã quên vóc dáng của quý Anh Chị Nguyên Tịnh-Trần Tư Tín, Phúc Thiện-Ngũ Duy Thành, Chị Không Diệp-Hoàng Lệ Chi, Tâm Thành-Hoàng Lệ Giao, Chị Tâm Nguyên Quang-Nguyễn Thị Lương Giang... Nghe nói còn có cả chị Tâm Phùng-Đoàn Thị Bướm và đông đảo vô số anh chị mà vì lâu  không gặp nên tôi đã quên tên.

Tôi vừa gởi tin cho Quảng Thịnh. Nguyên Trí nhìn đồng hồ trên tay,  nói: “Chắc là không trễ mô”.

Chừng năm phút sau xe đến. Rất đúng giờ. Cám ơn sự giúp đỡ của Htr Quảng Thịnh.

Một mình thoải mái ở băng sau, Nguyên Trí yêu cầu:
-     Giờ còn sớm, Quốc đi thẳng đến nhà anh Tín giùm.
-     Anh có địa ch?
-     870 Cromwell… Em không biết?
-     Dạ không. Em ở đơn vị Điều Ngự Westminster về đây sớm nên ban tổ chức nhờ đi rước.
-     Vậy à!

Xa lộ rộng thênh thang. Anh em vừa đi vừa nói chuyện, chuyện nhà cửa, chuyện giá cả, chuyện sinh hoạt… Quốc vui và bặt thiệp. Hiểu biết rộng và nhận xét tinh tế. Và như tôi, anh Htr trẻ này cũng có chung một ngớ ngẩn dễ thương: “Cây ở đây quanh năm lá không bao giờ đổi vàng khi mùa thu đến”.

Vừa lái xe vừa nói chuyện, chỉ phút chc là đến. “Anh coi cho chc chắn, có người trong nhà em mới đi”, Quốc cẩn thận lo xa. Có lẽ anh ta sợ chúng tôi đi lầm nhà một gia đình người Mễ. Nguyên Trí lên tiếng:
-     Có người trong nhà. Vậy Quốc cứ đi về Trung Tâm. Chút gặp lại
-     Dạ. Sẽ gặp hai anh sau.

Nghe tiếng cửa mở và người trả lời, tôi xông vào. 
-     Chào ch!

Chị Đồng Hoá-Nguyễn Thị Nga (chị Tín) cười thật tươi, nhẹ khép cánh cửa rồi quay trở lại với công việc dở dang. Chị ngồi trên chiếc ghế thay vì đứng, lặt mấy cọng rau: 
-     Hào đó à! Lâu quá. Từ năm 2006 đến nay mới tới lại nhà anh chị.
-     Dạ, em đây. Lâu quá. Chị khoẻ không?
-     Bình thường, ngoại trừ cái lưng và i chân.
-     Chị nhìn bình thường. Khoẻ! Còn anh thì sao?
-     Cám ơn em. Anh Tín thì không gì nguy, nhưng rề rề đủ thứ chuyện.
-     Anh bị gì?
-     Ai mà... ảnh sau khi chích ngừa Dời (Shingle) lại phát dời. Nó hành mấy ngày. Mới bớt.
-     Em định đi chích ngừa đây. Nghe chị nói vậy chắc trốn. Anh đâu rồi?
-     Chở mấy người qua Trung Tâm. Tối qua ở đây có vợ chồng anh Luôn, anh Bình… chắc cũng sắp về rồi đó.

Tôi đang huênh hoang và lu bù nhiều chuyện, anh Tín, Nguyên Tịnh-Trần Tư Tín, Cựu Trưởng Ban Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT VN tại Hoa Kỳ, xuất hiện. Tôi đứng dậy chào, nhận một cái ôm thắm thiết. Anh Tín vẫn còn phong độ. Tuy vậy cái dáng đi và chiều cao của người có tuổi làm anh nhìn thấy già.

Không già sao được, qua 84 ri!. Anh cười, vẫn nụ cười dể thương và cởi mở, nói “i tim anh không cung cấp đủ máu  lên đầu nên thỉnh thoảng bị mệt. Chỉ có vậy thôi. Hào và Thư đến nhà này chắc là lần cuối đó nghe. Tụi nhỏ khuyên dọn ra cái nhà ở Long Beach để sớm hôm lỡ có chuyện gì con cháu dễ lui tới.”

i nhìn xung quanh căn nhà. Vẫn vậy, ngăn nắp, lớp lang như lần hai vợ chồng tôi đến hơn mười năm trước. Tấm hình gia đình anh chị cùng mấy  người con vẫn nằm ở vị trí cũ, trang trọng như niềm hạnh phúc anh chị hãnh diện có được.

Mấy cây cảnh có lẽ sẽ đem vào trung tâm khi dn nhà. Đã đến lúc. Anh chlo cho Trung Tâm khá lâu, từ thành lập đến nay. Giờ đến người khác”.

Anh Tín ngưng nói, ra hiệu cho chúng tôi hướng về cánh cửa mở hé: “Biết ai kia không?”.

Qua cánh cửa hẹp, Anh Châu Mãi đang chật vật với chiếc xe lăn, dìu Chị Tâm Phùng-Sujàtà-Đoàn Thị Bướm, vào nhà với sự giúp đỡ của một anh Htr trê i chưa hề gặp. Anh Mãi đẩy chiếc xe nhè nhẹ đến cái bàn vuông vức giữa nhà, tôi hợm người ôm chị Tâm Phùng, nhớ lại hình nh chị trong lần gặp đầu tiên tại chùa Liên Hoa ngày Đại Hội Tổng Hội gần 20 năm trước. Dáng dấp của một chị trưởng trong tà áo dài lam nép người dưới bóng cây đại tùng giữa một buổi trưa Tháng Chín, 1991 hiện về rõ nét. Hôm nay, cho dù chiếc xe lăn và tay chân đã làm chị khó khăn, nhưng không giới hạn được nhịp độ sinh động của chị. Tôi vẫn còn nhn ra cái cung cách và nhng tinh tế của một chị Tâm Phùng, tác giả thiên bút ký “Đã Về Đã Tới” ngày nào.

Trong lúc chúng tôi hỏi han, nhc lại chuyện xưa tích cũ, anh bạn trê kia giúp chị Nga thiết đãi bữa ăn trưa với những món chay do chính chị nấu. Anh ta chạy tới, chạy lui sắp bàn, bưng thức ăn, đơm cơm. Cái mau mắn và lễ phép của một người tự khép mình trong một thứ tự trên dưới ấy đã làm tôi mến phục. Thấy tôi dương mắt theo dõi, anh Tín giới thiệu: “Con trai anh Đoàn Mãn, Đoàn Thanh Phong. Tài ba và rất dễ thương”.

Bữa ăn trưa đúng thời thật ngon miệng. Tôi không khách sáo cố ý dùng đủ bốn món chay chị Tín đã chú tâm tử tế sữa soạn. Trong lúc tôi trao đổi với anh Tín về nguồn gốc và chuyện cổ tích ngày xưa bên Tàu…, chị Tâm Phùng gắp cho vào chén của tôi mấy miếng tàu hủ kho. Lo lắng cho đàn em là chuyện cứ đeo đẳng không rời. Rất là cảm động.

Sau bữa ăn, chúng tôi tháp tùng xe anh Tín đến Trung Tâm. Hai cây soan già trước cổng đã già như những người trồng và vun xới chúng. Cảm tưởng đầu tiên của tôi khi đặt chân đến Trung Tâm này nó giông giống như của một người con về đến nhà sau một chuyến rong chơi xa. Có thể đây là một cường điệu, nhưng với tôi chẳng có từ ngữ nào tương xứng để diễn tả cho chính xác cảm nghĩ của tôi
c nhìn thấy tấm biểu ngữ Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ Trung Tâm Huấn Luyện và Tu Học Thích Quảng Đức. Khuôn viên Trung Tâm được trùng tu, xây cất khang trang, đẹp mắt. Lần sau cùng tôi đến trung tâm, ngôi chánh điện đứng buồn hiu lẻ loi, giờ có thêm một giảng đường, cảnh trí tứ động tâm, cây cối xanh mát.

Tôi vừa bước chân vào phòng hội đã gặp ngay chị Diệu Lan phu nhân của anh trưởng ban Phúc Thiện-Ngũ Duy thành. Chị đang lăng xăng, vẻ mặt trông ưu tư, lo lắng. Hôm nay chị đeo kính, nhưng nhìn cũng không khác với ngày xưa tôi gặp tại tư gia. Lúc đó, sau vườn, anh Thành cất một căn nhà lục giác đặc biệt dành cho nhng sinh hoạt “bên lề” cần riêng tư và thoải mái.

Anh chị em khác từ các Miền Quảng Đức, Tịnh Khiết, Thiện Hoa và Thiện Minh về khá đông.
Trên bàn chủ toạ, tôi nhn ra những khuôn mặt thân quen: quý anh chị cao niên trọng tuổi Đồng Duy-Lê Ngọc Luôn, Tuệ Linh, Phúc Thiện-Ngũ Duy Thành. Tâm Phùng, Tâm Đẳng-Phạm Văn Bình, Thiện Hải-Đoàn Mãn, Như Thông-Phan Duy Thanh, Quảng Tịnh-Nguyễn Chí Thanh.... Bên Cựu Huynh Trưởng có Anh Nguyên Nghị-Đặng Ngọc Lễ, anh Tâm Nghĩa-Lê Viết Đắc… đông ơi là đông.

Với chất giọng sang sảng, MC Tâm Thể-Nguyễn Văn Diệp duyên dáng chào mừng mọi người, hướng dẫn hội thảo viên cung đón quý thầy quan lâm chng minh. Một hàng sáu vị tôn túc chậm rãi trong nhịp thiền hành đi vào giảng đường qua mt cánh cửa lớn bên trên ghi hàng chữ “Đạo Phật là đạo của từ bi và giác ngộ”. Người đi đầu được giới thiệu là Hoà Thượng Thích Minh Nghị, pháp thể khoan thai, nhẹ nhàng. Trong hàng chư tôn, tôi nhận ra Thượng Toạ Thích Từ Lực thân quen với dáng vẻ khiêm cung khả kính. Nghe nói đến Sư Cô Phổ Châu đã u, nhưng mãi đến hôm nay mới được thấy mặt. Sư cô có gương mặt tươi sáng, thân thiện. Mừng cho đơn vị Chánh Hoà có được vị thầy chỉ đạo xuất thân từ GĐPT.

Sau phn nghi lễ chào cờ, Trưởng ban tổ chức tuyên bố khai mạc Khoá Hội Thảo và Khoá Bậc Định. Hoà thượng Minh Nghị ban đạo từ tán thán công đức và kêu gọi sự dấn thân từ đoàn viên của tổ chức. Ngài chúc hội thảo thành công viên mãn. Trong phần tu học Bậc Định, một Tiểu Ban Điều Hành chương trình đã được giới thiệu, gồm các Htr trẻ, có kiến thức kỹ thuật cao, năng động. Hầu hết mấy anh chị này, ngoài Tắc Dũng-Lê Văn Nghĩa, tôi chưa hề tiếp xúc hay biết tên; như: Nguyên Túc- Nguyễn Sung, Đức Tuệ- Bùi Lê Tuấn, Tâm Ân-Lê Trọng Tâm, Đồng Thái-Phạm Văn Thông. Có một chị trưởng rất trẻ, tôi không nhớ tên, dùng slideshow giải thích cho mọi người cách thức vào trang nhà dùng những công cụ phần mềm mà tiểu bang chuyên năng phối hợp với hành chánh xây dựng va xong. Chị ăn nói rất có duyên và mau mắn. Tôi đã ngồi nghe say mê c anh chị này giới thiệu về tài liệu, phương thúc điều hành qua mạng một cách rành mạch và tự tin.

Lúc bấy giờ tôi đảo mắt nhìn quanh, chú ý đến Thành viên Ban Hướng Dẫn Miền Thiện Minh. Ngoại trừ anh Quảng Quý-Huỳnh Kim Lân ngồi riêng rẻ bên trái, Miền Thiện Minh chiếm hết hai hàng ghế sau cùng, bên phải của phòng hội.

Mời anh ngi chung với mấy em cho vui. Anh Tâm Nhuần-Trần Văn Nhuận nói: “Mình chiếm hai hàng ghế này”.

Sợ lẽ loi nới xứ lạ, tôi mau mắn ngồi vào ghế giữa lối đi kế bên Quang Hiền-Nguyễn Xuân Vấn, anh Tâm Nhuần, anh bạn trẻ Hồ Xanh với hai bàn tay ảo thuật gây chú ý và Viên Giác Trần Điều. Trước mặt chúng tôi có đến bốn, năm chị trưởng từ các đơn vị Bắc California: Diu Minh-Lý Tuyết Nga (LĐT/CH), Lệ Quang-Đỗ Như Tiên, Diệu Liên-Đỗ Thị Nguyệt, Hoa Hồng-Tạ Phi Phượng, Nguyễn thị Hồng, Quảng Hương Phạm Quỳnh Hoa (phu nhân anh TB/ MTM), Nguyên Khuê Đỗ thị Ngọc, Chị Nguyên-Hậu Nguyễn thị Hạnh. Mấy chị của mình thật là có cá tính”, tôi nghĩ vậy.

Trong lòng tôi thấy thật phấn khởi. Nhìn xung quanh hàng hàng lớp lớp Htr trẻ, nhất là các thành phần ở thế hệ thứ hai. Kiến thức vô lường, tánh tình thuần hậu, hoài bão vững chắc. Họ nhìn xa, trông rộng. Thật là đáng mừng cho hậu vận của tổ chức sau 65 năm hình thành và 42 năm có mặt tại Hoa Kỳ.

Thời khoá cuối cùng trong ngày đầu tiên kết thúc trễ, quá 10 giờ tối.

Đêm nay anh Thư và anh sẽ về khách sạn. Đã lo xong mọi thứ”, Tâm Nhuần cho biết. “Hai Anh đi xe với Quang Hiền”.

Chiếc xe vừa 7 chỗ do Htr Quảng Sơn-Nguyễn văn Bồ nắm lái. Khách có thêm Tâm Thể, Viên Giác-Trần Điểu, đơn vị Chánh Đức, Quảng Minh Quang-Nguyễn Vinh đơn vị Anoma và Hồ Xanh đơn vị Chánh Hoà. Anh Bồ của chúng ta được coi là tay lái “lụa” (ngôn từ sau 75) chạy vòng vo, tưởng không nghe được chỉ dẫn của máy định v, GPS, nhưng không phải: xe và người đều cần xăng! Thêm nữa, có một sự trật đường rầy ở chỗ khách sạn nào và phòng mấy, ai schung phòng vi ai, chưa rõ ràng. Cuối cùng vào khách sạn BestWestern gần một giờ sáng. Phải mất hơn nửa giờ mới được Tâm Nhuần cho biết checkin số phòng 111. Tắm rữa xong, ngã nhào. Giữa canh khuya, tội nghip Anh Đồng Duy thân hành đến viếng đàn em giữa khuya thanh vắng.  “Anh phải đưa chị về nghỉ sớm”, anh Luôn giải thích: “Chị vừa ở bệnh viện về theo anh đén đây ngay nên bị mệt”.  Ngay lúc đó, Tâm Thể mệt mỏi xuất hiện. 
-     Chú về trễ vậy?
-     Dạ. Em thất lạc cái điện thoại!
-     Tìm được chưa
-     Dạ rồi!

Thế là chương trình sinh hoạt “bên lề” không kịp kéo màn đã rút ngắn dỡ dang mà không ai than vãn. Còn phải thức dậy sớm cho một ngày với 4 thời khoá quan trọng chờ đợi. Một số anh chị đã phát tâm tu giới Thập Thiện, giới đàn sẽ là sáng sớm ngày mai. Thế nên không ai bo ai tự động hạn chế, vô giường. Đêm đó kèn trống vang rền. Chả ai phiền trách. Ngủ như chết! Bài thơ Đường luật dưới đây tôi làm khi bị đánh thức lúc 5 giờ sáng.

Tịnh Thư thức giấc cổ không thông,
Rát họng ho khan mắt trợn tròng
Tâm Thể dưới sàn đâu đã giấc
Bịt tai ôm gối cp chân cong
Xuôi Nam mong mỏi anh em gặp
Hồi Bắc lo lắng bè bạn trông
Mặc áo lam vào như khoác nghiệp
Cớ sao cứ mãi bận trong lòng?

Sáng sớm Cali sương mai cũng se se như Bắc Mỹ. Một hai anh em cùng hội “chữa lữa” tụ tập phì phà dưới hàng hiên bãi đậu xe, tranh thủ chút hơi trước khi lên xe đến Trung Tâm.

Ngày Thứ Bảy hội thảo viên đông hơn. Riêng bên Miền Thiện Minh thêm một xe tăng cường mới đến. Gặp chị Lệ Giao là như thấy cả một giòng sông Hương. Tôi đưa tay chào. Chị rất vui gặp lại Hào, chị kéo ghế hỏi: “ ăn sáng chưa”? Buổi ăn sáng là soup mì, bánh mì, cà phê, trà. Hội thảo viên ngồi chung quanh mấy cái bàn tròn dưới túp lều trước phòng hội, số khác kéo nhau ngồi dưới những gốc cây có tàng che rợp bóng. Dịp này tôi đã gặp lại Htr Như Tiến-Nguyễn Hữu Dũng của ngày tu học thiền tập với Sư Ông Làng Mai, cùng Chị Tâm Nguyên Quang-Nguyễn thị Lương Giang của Quảng Đức và chị Nguyên Cần-Tôn Nữ Dung Kiều đang tất bật bên cạnh quý anh chị đơn vị địa phương lo ẩm thực cho ba ngày hội thảo. Thật là một công tác đa đoan. Trong bữa ăn sáng hôm nay, ngồi không xa tôi là chị Nguyên Từ- Đỗ thị Hồng Nho, phu nhân của anh Luôn và chị Quảng Hương Phạm Quỳnh Hoa (phu nhân anh Nhuận TB/ MTM). Trong lúc chị Hoa là người tôi mới được giới thiệu, chị Nho thì đã gặp rồi, cách đây không lâu, trong một lần ghé San Jose, Vấn đã đưa tôi đến nhà thăm anh chị Luôn. Vậy mà hôm nay trong chiếc áo tràng lam tôi không nhn ra chị. Tôi còn quay qua chất vấn anh Luôn:
-     Nghe nói có chị đi, sao em chưa gặp?
-     Đây! Ngồi đây nè!
-     Ui cha, chào ch. Em xin lỗi không nhận ra. Hôm đến nhà thăm đã được chị đãi ăn phở mà nay đã quên!

Các Đề tài của Chương trình hội thảo ngày hôm nay quá bao la và quan trọng, cứ nhìn qua quý vị giảng viên hay thuyết trình viên là đủ rõ; như: Hoà Thượng Thích Viên Lý, chia xẻ về “Sứ Mệnh Giáo Dục Trong Tổ Chức”. Với giọng nói nhnhàng, rõ ràng, dứt khoát, Ngài đã tâm tình, trao đổi và sách tấn anh chị em. Ngài thương yêu GĐPT đến độ đã cắt ngắn chuyến đi hoằng pháp  Âu Châu
trở về đúng lúc cho buổi hội thảo. Đứng trên bục thuyết giảng, thân vẫn còn bị xáo trộn bởi giờ giấc bên kia châu lục. Sau đó Đại Đức Thích Thanh Nguyên với đề tài “Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo”. Đây là lần đầu tiên tôi biết Thầy Thanh Nguyên: trẻ, sở học cao, dễ mến. Bài nói chuyện của Thầy rất vui, lôi cuốn, gây rất nhiều hứng thú. Nhiều anh chị nắm bắt cơ hội đã chất vấn đặt câu hỏi, trao đổi hào hứng. Tiếp sau nhị vị tôn túc, phần tâm tình của Htr Nguyên Độ-Châu Minh Đức. Như trường hợp của Thầy Thanh Nguyên, tôi cũng mới biết anh Htr Nguyên Độ, một tuổi trẻ tài cao trong buổi hội hôm nay. Nghe giới thiệu anh là một giáo sư đại học, đã từng và đang sinh hoạt hướng dẫn đoàn đội nhiều năm. Với thành tích như vậy chẳng cần diễn tả đến nhiều cũng biết thời khoá này lôi cuốn và bổ ích. Có người thầm thì anh là em ca anh chị Châu Mãi và Đoàn Thị Bướm. Mừng cho anh ch!

Giữa lúc đang bàn thảo gay cấn, một anh trên bàn chủ toạ xin tạm gián đoạn để giới thiệu sự có mặt của một nhân vật quan trng. Quan trọng thật. Vừa lúc đó, mọi người hướng về phía cửa: Cô Huệ Tâm (chị Lệ Từ-Nguyễn Thị Thu Nhi) nhẹ nhàng đẩy chiếc “khung di chuyển” (walker) đi vào phòng hội cùng với anh Tín. Tôi đoán chị cũng đã 90, hoặc cũng đã trên 85 lâu rồi. Giọng nói còn mạnh. Thần sắc còn minh mẫn. Trong hàng trưởng lão, chị là một trong những anh chị từng lèo lái con thuyền GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ  trong chức vụ Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương.

Lần gặp gỡ này sẽ là lần gặp gỡ sau cùng trên đất Mỹ”. Nghe lời gởi gắm thiết tha của chị, tôi thấy thiệt là buồn. Rồi nghĩ bâng quơ về chuyện ngày sau của mấy anh chị một khi đã bóng ngã xế chiều, tự dưng thấy người mình có một cảm giác sao sao rất khó tả. Chị nói: “Tôi không muốn vào nhà dưỡng lão, Tôi sẽ về Việt Nam sống với đám cháu, có tụi nó chăm sóc”. Chị còn nói nhiều hơn nữa, nhưng đầu óc đặc sệt của tôi chquay quanh mấy câu kinh mới đọc trong chánh điện

 Nhất nhật vô thường đáo
phương tri mộng lý nhân
vạn ban giai bất khứ
duy hữu nghiệp tùy thân”

Cuộc thăm viếng ngắn chấm dứt. Những gì muốn nói đã nói. Chiếc walker  lăn ngược trở ra ca nh nhàng luyến tiếc như chị đi vô trong tiếng vỗ tay tiễn biệt. Tôi đứng lên tiễn người đi. Xong, bước ra cửa hông gặp ngay một cơn gió cuối hạ thổi vào hơi nóng và mùi hoa trái cố hương. Xin chúc chị thân tâm thường lạc nơi quê nhà.

Buổi cơm chiều hôm nay thật là thịnh soạn, đầy ắp món ăn, trên bàn thì trái cây đủ thứ. Như Tiến đứng ca phân phát thức ăn miệng luôn luôn tươi cười niềm nỡ. Chị Giang ân cần mời mọc. “Hình như mình đến đây để ăn”, tôi phì cười với ý nghĩ ngộ nghĩnh trong đầu.

Nhưng rồi cái bản tánh lơ đãng hay rong chơi của tôi hoàn toàn bị cuốn hút theo chương trình cuối ngày: Họp Vui Quanh Đèn. Mở đầu là một hoạt cnh ngắn được Htr Tâm Thể dựng lại khi cố Hoà Thượng Thích Thiện Minh bị đám công an bắt đi trong một đêm khuya lúc Ngài đang yên giấc. Đoàn diễn viên tay trái ở rất xa Hollywood này chỉ trong vòng 15 phút, sau khu vườn thơm ngát mùi ổi chín, tập tuồng một cách thành công, tuy có hơi lấn cấn khi lên sân khấu: một anh trong đám công an đã theo thói quen nói tiếng Mỹ! Dù vậy, khán phòng cũng đã lần đầu khám phá ra một nhân tài giọng Bắc nữ diễn rất “đạt”, có thể chị là một “sao”... nở muộn.

Khi 12 ngọn nến biểu tượng của thập nhnhân duyên được Hoà Thượng Thích Minh Nghị, nguyên thị giả của cố Hoà Thượng Thích Thiện Minh, và Đại Đức Thích Từ Lực cùng Sư Cô Phổ Châu thắp sáng thay cho ánh đèn điện, cả hội trường bổng dưng lắng đọng chìm vào dòng quá khứ, lắng nghe hồi ức của Người Thị Giả ngày xưa nói về vị Thầy tôn kính của mình. Cảm xúc trong tôi bất chợt dâng trào nghĩ đến vị Thầy khả kính, Người đã vị Pháp vong thân.

Rồi đèn bật sáng cho Chương trình Hp Vui Quanh Đèn tiếp tục. Tôi nghe giọng hát của Htr Nguyên
Trí với bốn đoạn Đạo Ca của cố nhạc sĩ Phạm Duy, của Htr Nguyên Túc với bài do chính anh sáng tác, của Htr Tắc Dũng, của chGiang bài niệm Phật thiền vị…, những bài hợp ca, đồng ca của quý anh chi đến từ các Miền: hùng tráng, tự tình dân tộc. Cũng trong dịp này tôi phát hiện một guitarist có tên Nhuận, một tenor singer chất giọng truyền cảm ấm áp hay “vô hậu” của ca sĩ Bồ. Tôi ngạc nhiên cht nhận ra rằng năng khiếu và sự trẻ trung tiềm tàng trong mỗi anh chị em luôn rình rp chờ cơ hội trổi dậy. Tôi đã mục kích bài múa của hai chị tuổi đã cuối thu và những “Con bướm vàng” của Miền Thiện Minh, có những con tóc màu lá phong úa tháng chín, múa may tung tăng vô tư đánh thức muộn trong tôi cái thời mẹ dắt tay đến chùa giao cho anh Liên Đoàn Trưởng của đơn vị đầu đời tại chi hi Ninh Hoà. (Chắc là anh Lân còn nhớ).

Đêm đó, trong căn phòng số 111, tôi còn nhìn thấy phần sâu thẳm trong tim của một người. “Mình nghĩ Ngọc thật là hay nghe. Thường lúc mình đi xa, hay gi nhắc chuyện rượu, bia, nhưng khi đi với GĐPT thì không. Đã tin tưởng anh chị như vậy. Đến giờ này vẫn chưa thấy gọi!

Như những ngày vui thường qua mau, tôi và Thư rồi cũng rời nơi đây trở về nơi đã ra đi. Bắc Mỹ đã vào thu. Trời đã lạnh. Lá đã thay màu. Chuyến bay của chúng tôi đúng 10 giờ sáng ngày mai sẽ rời thành phố Ontario. Từ trên cao 30 ngàn bộ trùng trùng mây trắng, cùng giờ ăn trưa khi quý anh chvui vẻ bên mâm cơm và những đề tài thảo luận còn lại ca chương trình, chúng tôi cũng sẽ gặm hai ổ bánh mì với đủ mùi vị do chGiang gói cho mang theo; còn có thêm trong gói bánh mì hai trái ớt hái trộm ở lối đi bên hông chánh điện. Tôi sẽ hát thầm: “Giờ ăn đến rồi, giờ ăn đến rồi…” như chúng ta vẫn hát trước giờ cơm trong những lần sinh hot chung. Xin cám ơn tất cả.

Cám ơn ông nhiếp ảnh gia tài ba Chu Man Ku với những tấm hình tôi đã dùng trong bài viết. Và cám ơn anh Htr của đơn vị Huyền Quang đã đưa tôi và Nguyên Trí ra phi trường trở về trú xứ với những câu hỏi về hàng hải gợi nhớ thời còn rong chơi trên sông biển ngày xưa. Tôi sẽ dùng lời cám ơn chân thành gởi đến hai anh, nếu không sẽ là một thiếu sót khó tha thứ, để chấm dứt bài Vòng Quanh Khoá Hội Thảo.

 Trở về lại xứ sương mù
thấy nhà,
thấy phố,
thấy thu
khắp trời!
nhìn vàng nhuộm lá trên đồi
biết thu trời đất,
thu tôi
đã về...


Thị Hưng Đường Hào
10/2017