Tôi chịu thua không tài nào nhớ rõ ràng ngày tháng mình bắt đầu quen con người đặc biệt này, chỉ nhớ mang máng trong một buổi họp Ban Hướng Dẫn Miền hay một dịp tu học nào đó tại Vùng Tây Bắc khi tai tôi nghe một giọng nói hết sức quả quyết và hết sức Phú Yên phát ra từ chiếc bàn chủ tọa: "Dẫy chớ sao!". Âm hưởng của câu nói nghe thiệt là gần và cũng rất quen thuộc. Từ tôi qua Mỹ đến giờ, cái kiểu xác định "Dẫy chớ sao" tưởng như đã thất truyền, đã cỗ đại, không ngờ lại tái xuất giang hồ. Và lần đầu tiên nghe giọng nói đó, tôi đã tò mò quay người nhìn và khám phá ra nhân vật này không ai xa lạ hơn là anh Bình, anh Tâm Ðẳng Phạm Văn Bình của Vùng Tây Bắc. Tôi biết anh từ đó.
Anh Bình năm nay đã quá thất thập cổ lai hy mà mái tóc chỉ loáng thoáng bạc -tiêu nhiều hơn muối. Gương mặt anh vuông. Mấy sợi râu cắt cớ mọc ra từ đỉnh nút ruồi trên chiếc cằm xương xẩu làm anh trông ngồ ngộ. Dù có hơi khòm anh vẫn đi đứng cứng cáp và nhanh nhẹn hơn số tuổi của anh. Bởi vậy nên một số Huynh Trưởng "lớn" người nào cũng ao ước "khi em bằng tuổi anh mà còn đi sinh hoạt được vậy là hết sẩy rồi!" Ðúng vậy, chưa một buổi họp nào hay một trại nào dù là trại tu học hay trại họp bạn mà anh Bình không tham dự. Tôi có thể chứng minh được điều đã nói là vì trong những dịp như thế, những dịp mà tôi có mặt dù tôi có mặt hơi ít(!), anh Bình và tôi hoặc theo một sắp đặc tự nhiên hoặc tự nguyện chúng tôi đều có cơ duyên nằm ngủ cạnh nhau, chia cùng nhau một căn phòng. Nói cho đúng ra thì anh Bình hay tình nguyện nằm cạnh tôi trong khi những anh em khác đều sợ tiếng ngáy của tôi sẽ làm họ mất ngủ. Ðối với anh Bình thì không, không nề hà gì cả, ngáy là chuyện nhỏ như ...con thỏ. Không giống hẵn như trong câu chuyện Tàu chỉ mình ông Bá Nha biết thưởng thức tiếng đàn của ông Tử Kỳ nhưng cũng có thể nói gần gần như vậy, có nghĩa là anh Bình không phải biết thưởng thức tiếng ngáy của tôi mà anh cũng ngáy như tôi! Lại nữa cũng nhờ vậy mà tôi biết thêm nhiều chuyện của anh Bình, do chính anh ấy kể trước khi tôi bắt đầu phát tiếng ngáy "đặc sản" có nghĩa là đã được các anh chị em trong tổ chức cầu chứng cho tôi tại tòa.
Anh Bình cho tôi biết anh là người Bình Ðịnh. Anh lấy Chị năm anh 22 tuổi và hai người có tất cả 11 người con. Tôi dãy nãy:
"11 người!?"
"Ụa, dẫy chớ sao!" Anh xác nhận một cách thản nhiên tuồng như chuyện nó phải vậy mà thôi, rồi anh hốp một ngụm trà tiếp "anh mất 2 thằng, thứ ba và thứ tư nên bây giờ chỉ còn 9 trự"
Chị Bình rất thương chồng, những lần anh đi sinh hoạt xa Chị thường sắp sửa quần áo, khăn, mền... cho vào valise -anh Bình không mang ba lô như một trại sinh với ba lô và bạn đường- và không bao giờ Chị quên mang theo cho anh chiếc gối. "Mụ Xã anh bắt anh đem theo vì anh khó ngủ!" Thiệt ra thì anh Bình ngủ rất ngon, và ngủ rất tận tình, có gối hay không có gối chả trở ngại. Có lần ngủ tại nhà Quang Nhã, anh lôi trong valise ra khoe tôi một cái mền bông Ðại Hàn!
Theo tôi Chị thương anh là vì tánh tình anh chất phát hiền lành. Tôi chưa bao giờ thấy anh nỗi nóng hay mất bình tĩnh trước một tình huống nào.
Ở cái tuổi mà đa số các ông chỉ còn muốn ngồi yên hưởng nhàn, bất ly cục cựa, anh Bình lại sinh hoạt rất hăng say. Anh khoác áo "lam" từ nhỏ và anh rất hãnh diện về điều này. Trong thời tranh đấu, anh làm việc tại quận Vạn Ninh quen biết nhiều chư Tôn Ðức, phước cao trọng vọng. Anh kể:
"Năm 1956 tui lấy máy điện của ty (chánh phủ) cho thầy Giác Ðức giảng pháp tại Cam Ranh, lúc đó ông mới được Hòa Thượng Tố Liên cữ vào Nam làm giảng sư..."
Trong số những người mà anh gặp có Cậu của tôi. "Ông Hạp chớ ai, anh quen với ổng mà! Lúc ổng làm Gia Trưởng đơn vị Vạn Ninh thì tui đã ở đó"
Tại Mỹ, mặc dù anh không lái xe, từ Tacoma anh leo xe bus. Mặc cho xe chạy quanh co, lên đèo xuống dốc, nay tấp chỗ này mai tấp chỗ kia, cứ thế mà anh đi sinh hoạt với đơn vị Dược Sư, giúp đơn vị tân lập này vững chãi.
Hôm bác Mai, bác Gia Trưởng đơn vị Liên Hoa mất, anh ngủ lại nhà tôi để sáng kịp làm đám tang. Trong chương trình hai anh em đã bàn thảo có lễ Phủ cờ Gia Ðình. Tôi nhận điện thoại từ Quảng Quý cho biết đã xin phép thông qua với Trung Ương, và thực hiện được hay không là tùy địa phương. Tui lanh miệng hỏi Quảng Quý:
"Vậy là dưới anh có cờ sẵn chớ?"
"Không, làm gì có sẵn" Rồi Quảng Quý tỉnh bơ: "mà cũng dể thôi giờ này vẫn còn thì giờ thực hiện"
"Anh nói sao?" Tôi nóng lòng: " Bây giờ may à?"
"Ừ"
"Ai may đây?"
"Hỏi anh Bình!"
Câu trả lời gọn lỏn của Quảng Quý làm tôi toát mồ hôi.
Tôi ậm ừ nói thầm "anh này nói như chuyện chơi. Giờ này mà nói đến may vá" nhưng sợ anh ấy buồn tôi nói:
"Ừ để tôi hỏi."
Suốt ngày hôm ấy tôi không liên lạc được anh Bình. Người tôi nóng như lửa đốt, tôi rất hoang mang chỉ mong sao anh có mặt tại lễ cầu siêu đêm thứ Sáu để hỏi cho cặn kẽ. Thiệt là may, vừa gặp anh tôi hỏi ngay:
"Em lo quá, cái vụ phủ cờ ra sao, mình có cờ chưa? Nhìn anh tỉnh bơ như vầy chắc là đã làm xong"
Anh Bình cười thật tươi với câu trả lời có cầu chứng:
"Dẫy chớ sao!"
Nghe thì vậy nhưng tôi không mấy an tâm lắm. Tan lễ, tôi đưa anh Bình về nhà nghỉ đêm.
Chờ anh thong thả, Mai, phu nhân tôi hỏi:
"Bác Bình dùng chút gì nghe? Mặn hay chay?"
"Chay." tôi lật đật xen vào "Em, cho anh và anh Bình chay!"
Mai không quen xưng hô 'anh em' với 'anh' Bình vì "ổng già hơn ba (mình) đó" nàng hỏi:
"Bác Bình làm một chai chớ?" Mai mở chai bia "Bác thường ngày có uống bia không?"
"Sao không! Ðể tui nói cho nghe, mỗi ngày khi đi làm về, ăn cơm tối xong là tui làm một chai trước khi đi ngủ"
"Bác còn khỏe quá!" Mai chắc lưỡi khen "Ông già cháu mà như vậy thì tốt quá"
Vừa nói chúng tôi vừa lua qua buổi cơm tối. Lúc Mai loay hoay sắp xếp lại cái bàn, anh Bình tung ra một xấp vải xanh trắng.
"Nè, cờ đây!"
"Trời đất, anh chưa làm xong mà"
Bằng một giọng hết sức tự tin, anh Bình nói lớn:
"Xong liền ngay tức thì!" rồi anh pha một chút trào phúng trật chỗ: "làm xong mình có chén chè ăn trước khi đi ngủ thì nhứt".
Thú thật tôi lúc đó hơi mất bình tỉnh. Nhìn đống vải với lớp tua chưa hoàn tất nằm ngổn ngang bên cạnh mớ chữ chưa cắt xong tôi cảm thấy thất vọng, cho rằng 'ông này làm ăn không đâu ra đâu, lẽ ra phải xong hoàn toàn chớ đâu như kiểu này'. Tôi lẩm bẩm phỏng chừng 'kiểu này cầu cho tới sáng cũng chưa chắc đã có!'
Khỏi phải nói dong dài. Chuyện may vá không chỉ là chuyện của đàn bà mà còn là chuyện của anh Bình! Anh ra tay mau lẹ, xếp, cắt, khéo léo như một anh thợ. Khi anh cắt, miệng của anh méo theo cây kéo rà chỗ cua mỗi chữ. Không phải chỉ mình tôi kính phục mà ngay cả Mai, cùng tay nghề, cũng phải nghiêng mình chào thua.
Trong tột cùng của kinh ngạc, lá cờ làm xong lúc 1 giờ sáng, giờ mà theo lẽ sao mai đã mọc ở một nơi nào đó nơi xứ mình.
Và như anh Bình ao ước, chúng tôi mỗi người ăn một chén chè đậu xanh lòng trước khi đi ngủ. Và cũng có lẽ anh Bình nhờ ăn chén chè đậu mát rợi do Mai nấu nên không chờ được giấc ngủ đến, ông đã lăn quay, ngáy khò khò. Đêm đó nhà tôi có hai tiếng ngáy, khác bè nhưng đồng điệu...
Ngoài thì giờ sinh hoạt trong Gia Ðình Phật Tử, anh Bình còn đi làm, 'full time employment'. Tôi không bằng lòng, góp ý:
- "Anh lớn rồi, làm chi cho mệt!"
- "Anh làm kiếm tiền để giúp bà con tại quê nhà" Anh nói với tôi như vậy. Tôi thỉnh thoảng có tạt qua thăm anh tại văn phòng. Ở tuổi quá bát tuần anh còn rất sáng suốt, anh dùng computer, thứ máy móc hiện đại mà mọi người tưởng dể nhưng không phải dể. Một ngón gò người đánh cạch cạch, anh cũng lanh lẹ bấm mouse, cũng delete, submit... ngoài sự tưởng tượng của tôi. Cái thú của tôi là nhìn khi anh viết, anh viết bằng cả con người anh, chỗ nào nét đá lên anh vừa mím môi vừa đưa luôn cả cái cùi chỏ; chỗ nào ngoặc xuống anh đẩy cả cánh tay xuống như tuồng anh muốn thêm vào lá thư một nhấn mạnh cho người đọc, personal expression. Đại diện cho một chi nhánh chuyển tiền, chỉ vỏn vẹn mình anh cáng đáng cả một văn phòng lớn với máy móc, với điện thoại. Khách hàng kẻ vô người ra, mình anh vừa tiếp khách, vừa đếm tiền, vừa nạp hồ sơ vô máy, vừa trả lợi điện thoại, vừa...
"Chỉ một mình anh hả?"
"Dẫy chớ sao!"
"Ở đây có mấy văn phòng như anh"
"Ba. Sát bên cạnh là một"
"Vậy làm ăn sao được!"
"Chẳng sao. Khách hàng toàn là quen biết. Người ta tới gởi tiền vì họ tin anh"
Lúc anh nói chuyện với tôi thì điện thoại reo.
Anh Bình năm nay đã quá thất thập cổ lai hy mà mái tóc chỉ loáng thoáng bạc -tiêu nhiều hơn muối. Gương mặt anh vuông. Mấy sợi râu cắt cớ mọc ra từ đỉnh nút ruồi trên chiếc cằm xương xẩu làm anh trông ngồ ngộ. Dù có hơi khòm anh vẫn đi đứng cứng cáp và nhanh nhẹn hơn số tuổi của anh. Bởi vậy nên một số Huynh Trưởng "lớn" người nào cũng ao ước "khi em bằng tuổi anh mà còn đi sinh hoạt được vậy là hết sẩy rồi!" Ðúng vậy, chưa một buổi họp nào hay một trại nào dù là trại tu học hay trại họp bạn mà anh Bình không tham dự. Tôi có thể chứng minh được điều đã nói là vì trong những dịp như thế, những dịp mà tôi có mặt dù tôi có mặt hơi ít(!), anh Bình và tôi hoặc theo một sắp đặc tự nhiên hoặc tự nguyện chúng tôi đều có cơ duyên nằm ngủ cạnh nhau, chia cùng nhau một căn phòng. Nói cho đúng ra thì anh Bình hay tình nguyện nằm cạnh tôi trong khi những anh em khác đều sợ tiếng ngáy của tôi sẽ làm họ mất ngủ. Ðối với anh Bình thì không, không nề hà gì cả, ngáy là chuyện nhỏ như ...con thỏ. Không giống hẵn như trong câu chuyện Tàu chỉ mình ông Bá Nha biết thưởng thức tiếng đàn của ông Tử Kỳ nhưng cũng có thể nói gần gần như vậy, có nghĩa là anh Bình không phải biết thưởng thức tiếng ngáy của tôi mà anh cũng ngáy như tôi! Lại nữa cũng nhờ vậy mà tôi biết thêm nhiều chuyện của anh Bình, do chính anh ấy kể trước khi tôi bắt đầu phát tiếng ngáy "đặc sản" có nghĩa là đã được các anh chị em trong tổ chức cầu chứng cho tôi tại tòa.
Anh Bình cho tôi biết anh là người Bình Ðịnh. Anh lấy Chị năm anh 22 tuổi và hai người có tất cả 11 người con. Tôi dãy nãy:
"11 người!?"
"Ụa, dẫy chớ sao!" Anh xác nhận một cách thản nhiên tuồng như chuyện nó phải vậy mà thôi, rồi anh hốp một ngụm trà tiếp "anh mất 2 thằng, thứ ba và thứ tư nên bây giờ chỉ còn 9 trự"
Chị Bình rất thương chồng, những lần anh đi sinh hoạt xa Chị thường sắp sửa quần áo, khăn, mền... cho vào valise -anh Bình không mang ba lô như một trại sinh với ba lô và bạn đường- và không bao giờ Chị quên mang theo cho anh chiếc gối. "Mụ Xã anh bắt anh đem theo vì anh khó ngủ!" Thiệt ra thì anh Bình ngủ rất ngon, và ngủ rất tận tình, có gối hay không có gối chả trở ngại. Có lần ngủ tại nhà Quang Nhã, anh lôi trong valise ra khoe tôi một cái mền bông Ðại Hàn!
Theo tôi Chị thương anh là vì tánh tình anh chất phát hiền lành. Tôi chưa bao giờ thấy anh nỗi nóng hay mất bình tĩnh trước một tình huống nào.
Ở cái tuổi mà đa số các ông chỉ còn muốn ngồi yên hưởng nhàn, bất ly cục cựa, anh Bình lại sinh hoạt rất hăng say. Anh khoác áo "lam" từ nhỏ và anh rất hãnh diện về điều này. Trong thời tranh đấu, anh làm việc tại quận Vạn Ninh quen biết nhiều chư Tôn Ðức, phước cao trọng vọng. Anh kể:
"Năm 1956 tui lấy máy điện của ty (chánh phủ) cho thầy Giác Ðức giảng pháp tại Cam Ranh, lúc đó ông mới được Hòa Thượng Tố Liên cữ vào Nam làm giảng sư..."
Trong số những người mà anh gặp có Cậu của tôi. "Ông Hạp chớ ai, anh quen với ổng mà! Lúc ổng làm Gia Trưởng đơn vị Vạn Ninh thì tui đã ở đó"
Tại Mỹ, mặc dù anh không lái xe, từ Tacoma anh leo xe bus. Mặc cho xe chạy quanh co, lên đèo xuống dốc, nay tấp chỗ này mai tấp chỗ kia, cứ thế mà anh đi sinh hoạt với đơn vị Dược Sư, giúp đơn vị tân lập này vững chãi.
Hôm bác Mai, bác Gia Trưởng đơn vị Liên Hoa mất, anh ngủ lại nhà tôi để sáng kịp làm đám tang. Trong chương trình hai anh em đã bàn thảo có lễ Phủ cờ Gia Ðình. Tôi nhận điện thoại từ Quảng Quý cho biết đã xin phép thông qua với Trung Ương, và thực hiện được hay không là tùy địa phương. Tui lanh miệng hỏi Quảng Quý:
"Vậy là dưới anh có cờ sẵn chớ?"
"Không, làm gì có sẵn" Rồi Quảng Quý tỉnh bơ: "mà cũng dể thôi giờ này vẫn còn thì giờ thực hiện"
"Anh nói sao?" Tôi nóng lòng: " Bây giờ may à?"
"Ừ"
"Ai may đây?"
"Hỏi anh Bình!"
Câu trả lời gọn lỏn của Quảng Quý làm tôi toát mồ hôi.
Tôi ậm ừ nói thầm "anh này nói như chuyện chơi. Giờ này mà nói đến may vá" nhưng sợ anh ấy buồn tôi nói:
"Ừ để tôi hỏi."
Suốt ngày hôm ấy tôi không liên lạc được anh Bình. Người tôi nóng như lửa đốt, tôi rất hoang mang chỉ mong sao anh có mặt tại lễ cầu siêu đêm thứ Sáu để hỏi cho cặn kẽ. Thiệt là may, vừa gặp anh tôi hỏi ngay:
"Em lo quá, cái vụ phủ cờ ra sao, mình có cờ chưa? Nhìn anh tỉnh bơ như vầy chắc là đã làm xong"
Anh Bình cười thật tươi với câu trả lời có cầu chứng:
"Dẫy chớ sao!"
Nghe thì vậy nhưng tôi không mấy an tâm lắm. Tan lễ, tôi đưa anh Bình về nhà nghỉ đêm.
Chờ anh thong thả, Mai, phu nhân tôi hỏi:
"Bác Bình dùng chút gì nghe? Mặn hay chay?"
"Chay." tôi lật đật xen vào "Em, cho anh và anh Bình chay!"
Mai không quen xưng hô 'anh em' với 'anh' Bình vì "ổng già hơn ba (mình) đó" nàng hỏi:
"Bác Bình làm một chai chớ?" Mai mở chai bia "Bác thường ngày có uống bia không?"
"Sao không! Ðể tui nói cho nghe, mỗi ngày khi đi làm về, ăn cơm tối xong là tui làm một chai trước khi đi ngủ"
"Bác còn khỏe quá!" Mai chắc lưỡi khen "Ông già cháu mà như vậy thì tốt quá"
Vừa nói chúng tôi vừa lua qua buổi cơm tối. Lúc Mai loay hoay sắp xếp lại cái bàn, anh Bình tung ra một xấp vải xanh trắng.
"Nè, cờ đây!"
"Trời đất, anh chưa làm xong mà"
Bằng một giọng hết sức tự tin, anh Bình nói lớn:
"Xong liền ngay tức thì!" rồi anh pha một chút trào phúng trật chỗ: "làm xong mình có chén chè ăn trước khi đi ngủ thì nhứt".
Thú thật tôi lúc đó hơi mất bình tỉnh. Nhìn đống vải với lớp tua chưa hoàn tất nằm ngổn ngang bên cạnh mớ chữ chưa cắt xong tôi cảm thấy thất vọng, cho rằng 'ông này làm ăn không đâu ra đâu, lẽ ra phải xong hoàn toàn chớ đâu như kiểu này'. Tôi lẩm bẩm phỏng chừng 'kiểu này cầu cho tới sáng cũng chưa chắc đã có!'
Khỏi phải nói dong dài. Chuyện may vá không chỉ là chuyện của đàn bà mà còn là chuyện của anh Bình! Anh ra tay mau lẹ, xếp, cắt, khéo léo như một anh thợ. Khi anh cắt, miệng của anh méo theo cây kéo rà chỗ cua mỗi chữ. Không phải chỉ mình tôi kính phục mà ngay cả Mai, cùng tay nghề, cũng phải nghiêng mình chào thua.
Trong tột cùng của kinh ngạc, lá cờ làm xong lúc 1 giờ sáng, giờ mà theo lẽ sao mai đã mọc ở một nơi nào đó nơi xứ mình.
Và như anh Bình ao ước, chúng tôi mỗi người ăn một chén chè đậu xanh lòng trước khi đi ngủ. Và cũng có lẽ anh Bình nhờ ăn chén chè đậu mát rợi do Mai nấu nên không chờ được giấc ngủ đến, ông đã lăn quay, ngáy khò khò. Đêm đó nhà tôi có hai tiếng ngáy, khác bè nhưng đồng điệu...
Ngoài thì giờ sinh hoạt trong Gia Ðình Phật Tử, anh Bình còn đi làm, 'full time employment'. Tôi không bằng lòng, góp ý:
- "Anh lớn rồi, làm chi cho mệt!"
- "Anh làm kiếm tiền để giúp bà con tại quê nhà" Anh nói với tôi như vậy. Tôi thỉnh thoảng có tạt qua thăm anh tại văn phòng. Ở tuổi quá bát tuần anh còn rất sáng suốt, anh dùng computer, thứ máy móc hiện đại mà mọi người tưởng dể nhưng không phải dể. Một ngón gò người đánh cạch cạch, anh cũng lanh lẹ bấm mouse, cũng delete, submit... ngoài sự tưởng tượng của tôi. Cái thú của tôi là nhìn khi anh viết, anh viết bằng cả con người anh, chỗ nào nét đá lên anh vừa mím môi vừa đưa luôn cả cái cùi chỏ; chỗ nào ngoặc xuống anh đẩy cả cánh tay xuống như tuồng anh muốn thêm vào lá thư một nhấn mạnh cho người đọc, personal expression. Đại diện cho một chi nhánh chuyển tiền, chỉ vỏn vẹn mình anh cáng đáng cả một văn phòng lớn với máy móc, với điện thoại. Khách hàng kẻ vô người ra, mình anh vừa tiếp khách, vừa đếm tiền, vừa nạp hồ sơ vô máy, vừa trả lợi điện thoại, vừa...
"Chỉ một mình anh hả?"
"Dẫy chớ sao!"
"Ở đây có mấy văn phòng như anh"
"Ba. Sát bên cạnh là một"
"Vậy làm ăn sao được!"
"Chẳng sao. Khách hàng toàn là quen biết. Người ta tới gởi tiền vì họ tin anh"
Lúc anh nói chuyện với tôi thì điện thoại reo.
"A-lô! Cái gì? 30 chục phút hả?" Anh vừa nói chuyện vừa bán thẻ điện thoại trên máy.
"Nè số bắt đầu 99..." anh rút trong túi ra một cọc thẻ, cạo cạo xong đưa lên mắt đọc qua điện thoại cho người bên kia đầu dây "9999. Vậy tất cả là hai chục đồng nghe!"
Tiếng bên kia "Dạ." tiếng nghe rõ mồn một trên intercom. "Dạ! Mai con tới đưa tiền"
"Rồi!" Nói xong anh lấy ra một quyển sổ nhỏ ghi ghi, chép chép "tụi nó mua chịu"
"Anh bán chịu? Có bị giựt bao giờ chưa?"
"Chưa. Nó giựt làm chi. Chỗ tin tưởng mà"
Thật đúng như lời anh nói, không biết có bao nhiêu người tin anh nhưng Anh Bình thì tin ở mọi người. Có lần vợ chồng tôi ghé chờ rủ anh đi Seattle dự buổi tu học Chúng Duy Ma Cật, tổ chức hàng tháng tại nhà anh Nguyên Trí, anh bận nạp hồ sơ vô máy nên giao cả một túi bạc cả mấy chục ngàn nhờ chúng tôi đếm! Hai vợ chồng với túi bạc nặng trịch, tôi cười nói với Mai:
"Mình mà kẹp vài tờ thì làm sao mà anh Bình biết được hả"
Mai nhìn tôi, lắc đầu ngao ngán: "Vậy là coi như vợ chồng anh Thư, chị Tiếp chờ mình đến dài cổ. Chắc là lỡ hẹn rồi!"
Chúng tôi loay hoay với đống bạc gần nữa tiếng đồng hồ mới đếm xong, lại còn sợ rằng không biết mình đếm có đúng hay không nữa. Mai lo lắng nói như hỏi:
"Phải biết là Bác Bình tin tưởng mình tới cỡ nào. Ai mà dám giao cả một đống tiền như vậy!"
Tôi vui vẻ nhái:
"Dẫy chớ sao!"
"Nè số bắt đầu 99..." anh rút trong túi ra một cọc thẻ, cạo cạo xong đưa lên mắt đọc qua điện thoại cho người bên kia đầu dây "9999. Vậy tất cả là hai chục đồng nghe!"
Tiếng bên kia "Dạ." tiếng nghe rõ mồn một trên intercom. "Dạ! Mai con tới đưa tiền"
"Rồi!" Nói xong anh lấy ra một quyển sổ nhỏ ghi ghi, chép chép "tụi nó mua chịu"
"Anh bán chịu? Có bị giựt bao giờ chưa?"
"Chưa. Nó giựt làm chi. Chỗ tin tưởng mà"
Thật đúng như lời anh nói, không biết có bao nhiêu người tin anh nhưng Anh Bình thì tin ở mọi người. Có lần vợ chồng tôi ghé chờ rủ anh đi Seattle dự buổi tu học Chúng Duy Ma Cật, tổ chức hàng tháng tại nhà anh Nguyên Trí, anh bận nạp hồ sơ vô máy nên giao cả một túi bạc cả mấy chục ngàn nhờ chúng tôi đếm! Hai vợ chồng với túi bạc nặng trịch, tôi cười nói với Mai:
"Mình mà kẹp vài tờ thì làm sao mà anh Bình biết được hả"
Mai nhìn tôi, lắc đầu ngao ngán: "Vậy là coi như vợ chồng anh Thư, chị Tiếp chờ mình đến dài cổ. Chắc là lỡ hẹn rồi!"
Chúng tôi loay hoay với đống bạc gần nữa tiếng đồng hồ mới đếm xong, lại còn sợ rằng không biết mình đếm có đúng hay không nữa. Mai lo lắng nói như hỏi:
"Phải biết là Bác Bình tin tưởng mình tới cỡ nào. Ai mà dám giao cả một đống tiền như vậy!"
Tôi vui vẻ nhái:
"Dẫy chớ sao!"
Thị Hưng - viết cho một người anh đáng kính. tháng Chạp 2007.
No comments:
Post a Comment